Kế toán chi phí sửa chữa tài sản cố định

Về mặt nguyên tắc kế toán chung, cả VAS và IFRS đều chia subsequent expenditures ra làm 2 loại: Chi phí sửa chữa/bảo trì TSCĐ và chi phí nâng cấp/cải tạo TSCĐ. Đối với chi phí nâng cấp, cải tạo TSCĐ thì treatment giữa VAS và IFRS là như nhau: vốn hóa vào giá trị TSCĐ. Trong nội dung bài viết này sẽ đề cập tới các khác biệt cơ bản trong kế toán chi phí sửa chữa/bảo trì TSCĐ.


1. Chi phí bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ

Đối với khoản chi phí này thì VAS và IFRS đều yêu cầu ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Ví dụ: Một chiếc xe máy định kỳ hàng tháng (hoặc mỗi 1.500 km) đều phải thực hiện thay dầu thì chi phí thay dầu định kỳ được hạch toán vào chi phí hàng kỳ.

2. Chi phí sửa chữa bất thường/Chi phí sửa chữa lớn

Khi phát sinh các chi phí mà không phải chi phí bảo dưỡng/bảo trì định kỳ, VAS yêu cầu phải tách biệt chi phí sửa chữa để duy trì tình trạng hoạt động của TSCĐ và chi phí giúp kéo dài tuổi thọ hoặc tăng công năng sử dụng của tài sản. Tuy nhiên, trong thực tế rất khó để có thể phân biệt được một khoản chi phí chi ra là để duy trì tình trạng hoạt động hoặc để tăng công năng hoặc có cả 2 tính chất này, vì vậy chuẩn mực quốc tế đưa ra một cách tiếp cận mang tính chất mở và dễ dàng áp dụng trong thực tế hơn.

Ví dụ: Một chiếc ô tô đang sử dụng thì bị hỏng, có thể do va chạm khi tham gia giao thông hoặc các lỗi kỹ thuật khác, chi phí sửa chữa hết 500 triệu đồng.
– Đối với VAS: Ghi nhận toàn bộ vào chi phí trong kỳ (nếu giá trị nhỏ) hoặc ghi nhận vào chi phí trả trước và phân bổ trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng nếu giá trị sửa chữa lớn.
– Đối với IFRS: Sẽ xác định xem việc sửa chữa này có bao gồm việc thay thế các bộ phận trọng yếu của tài sản hay không.
+ Chi phí sửa chữa chủ yếu bao gồm việc thay thế các bộ phận quan trọng của tài sản: trong trường hợp này, chuẩn mực quốc tế yêu cầu vốn hóa giá trị của các bộ phận thay thế vào giá trị TSCĐ, đồng thời ghi giảm giá trị còn lại của các bộ phận được thay thế (kể cả trường hợp các bộ phận được thay thế trước đó không được ghi nhận và khấu hao một cách riêng biệt). IAS 16 về PPE có nêu một số phương pháp để xác định giá trị các bộ phận được ghi giảm trong trường hợp này, trong đó phương pháp replacement cost được sử dụng phổ biến.
+ Chi phí sửa chữa nếu chủ yếu bao gồm chi phí nhân công, chi phí thay thế các bộ phận không trọng yếu, các chi phí khác sẽ được ghi nhận toàn bộ vào chi phí trong kỳ.

Trong cả hai trường hợp, một giá trị lớn chi phí sẽ được ghi nhận vào chi phí trong kỳ để phản ánh thực tế tổn thất đã diễn ra thay vì hoãn lại là một khoản mục tài sản (chi phí trả trước) theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam.

3. Chi phí bảo trì TSCĐ định kỳ theo yêu cầu kỹ thuật

a) Đối với chi phí TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải bảo trì định kỳ (VD 5 năm một lần), VAS cho phép hai hướng xử lý:
– Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ hàng năm, đồng thời ghi nhận một khoản dự phòng phải trả (trước đây theo QĐ15 là chi phí phải trả – 335)
– Trong trường hợp không trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, VAS yêu cầu treo lại chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trên tài khoản chi phí trả trước (nếu giá trị lớn), sau đó thực hiện phân bổ vào chi phí trong kỳ trong thời gian không quá 36 tháng.
Trong trường hợp số 1, việc ghi nhận một khoản dự phòng phải trả là không phù hợp với định nghĩa ghi nhận nợ phải trả (theo đó doanh nghiệp phải có legal hoặc constructive obligation).
Trong trường hợp số 2, việc quy định phân bổ chi phí sửa chữa trong thời gian 3 năm cũng không thực sự phù hợp.

b) Hướng dẫn của IFRS về trường hợp Major inspections/Overhaul

– Đối với chi phí major inspections thì chuẩn mực quốc tế yêu cầu không được trích trước chi phí, vì tại thời điểm trích trước doanh nghiệp chưa có “nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ các giao dịch trong quá khứ” và do đó chưa đủ điều kiện để ghi nhận một khoản dự phòng nói riêng và một khoản nợ phải trả nói chung. Ví dụ: doanh nghiệp có thể ngừng không tiếp tục sử dụng tài sản nữa và khi đó sẽ không phải thanh toán bất kỳ một chi phí nào liên quan tới việc sửa chữa/bảo trì tài sản. Lưu ý là việc trích trước chi phí bảo trì tài sản định kỳ theo yêu cầu kỹ thuật này khác với trường hợp ghi nhận khoản dự phòng về chi phí hoàn nguyên (Decommissioning costs) vì đối với trường hợp Decommissioning costs, doanh nghiệp đã có nghĩa vụ hiện tại (legal obligation).

– Cách xử lý đối với major inspections tương tự như đối với trường hợp replacement parts, doanh nghiệp thực hiện ghi giảm toàn bộ carrying amount của chi phí lần trước đó nếu chưa phân bổ hết (không phân biệt chi phí major inspection trước đó có được ghi nhận và khấu hao tách biệt hay không), đồng thời vốn hóa chi phí lần này vào giá trị tài sản (ghi nhận tách biệt với các bộ phận hữu hình khác và khấu hao trong thời gian bảo trì định kỳ theo thông số kỹ thuật, ví dụ trong trường hợp này là 5 năm).

Một số khóa học nổi bật

Subscribe
Notify of
guest

6 Bình luận
Oldest
Newest
Inline Feedbacks
View all comments