Hạch toán giao dịch trích khấu hao và thanh lý TSCĐ theo mô hình đánh giá lại tài sản

Ngày hôm qua, tôi có tình cờ đọc được một bài viết với tiêu đề 8 quy định VAS còn thiếu so với IFRS.

Và sau khi đọc bài viết này, tôi có viết trên trang facebook cá nhân rằng các nội dung liên quan tới mô hình đánh giá lại tài sản được đề cập trong bài viết này sai hoàn toàn so với các quy định của chuẩn mực. Dưới đây là nội dung trong bài viết mà tôi đề cập tới:

Vậy các quy định của chuẩn mực IAS 16 đề cập về vấn đề này như thế nào?

1. Về mô hình đánh giá lại tài sản

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu về các quy định về mô hình đánh giá lại tài sản trong chuẩn mực.

Đoạn 39 và 40 của chuẩn mực quy định về việc ghi nhận kế toán trong mô hình đánh giá lại tài sản như sau:

“39 If an asset’s carrying amount is increased as a result of a revaluation, the increase shall be recognised in other comprehensive income and accumulated in equity under the heading of revaluation surplus. However, the increase shall be recognised in profit or loss to the extent that it reverses a revaluation decrease of the same asset previously recognised in profit or loss.

40 If an asset’s carrying amount is decreased as a result of a revaluation, the decrease shall be recognised in profit or loss. However, the decrease shall be recognised in other comprehensive income to the extent of any credit balance existing in the revaluation surplus in respect of that asset. The decrease recognised in other comprehensive income reduces the amount accumulated in equity under the heading of revaluation surplus.”

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, khi tài sản được đánh giá tăng giá trị, phần chênh lệch này sẽ được ghi nhận vào thu nhập toàn diện khác và kết chuyển vào khoản mục “thặng dự do đánh giá lại tài sản – revaluation surplus” là một thành phần thuộc vốn chủ sở hữu.

Ví dụ 1:

Tại ngày 01/01/2019, Công ty A có báo cáo tình hình tài chính như sau:
– TSCĐ: 100 (tài sản X)
– Vốn góp của CSH: 100
Biết: TSCĐ được Công ty khấu hao trong vòng 5 năm, kể từ ngày 01/01/2019.
Công ty áp dụng mô hình đánh giá lại tài sản đối với tài sản cố định này.

Tại ngày 31/12/2019, trước khi đánh giá lại TSCĐ, báo cáo tình hình tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty A tại ngày này như sau:

– Báo cáo tình hình tài chính:
+ TSCĐ: 80
+ Vốn góp của CSH: 100
+ Lợi nhuận chưa phân phối: (20)

– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
+ Chi phí khấu hao: (20)

Tại ngày này, Công ty A xác định giá trị của tài sản X sau khi đánh giá lại là 125. Bút toán hạch toán kế toán tại ngày này như sau:

Dr. TSCĐ: 45
Cr. Thu nhập toàn diện khác: 45

Báo cáo tình hình tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty A tại ngày 31/12/2019 sau khi đã đánh giá lại tài sản X như sau:

– Báo cáo tình hình tài chính:
+ TSCĐ: 125
+ Vốn góp của CSH: 100
+ Lợi nhuận chưa phân phối: (20)
+ Thăng dự do đánh giá lại tài sản: 45

– Báo cáo kết quả kinh doanh:
+ Chi phí khấu hao: (20)
+ Thu nhập toàn diện khác: 45

2. Về việc khấu hao TSCĐ

Đoạn 48 của chuẩn mực quy định về khấu hao tài sản như sau:

“48 The depreciation charge for each period shall be recognised in profit or loss unless it is included in the carrying amount of another asset.”

Như vậy, theo quy định của chuẩn mực, khấu hao TSCĐ hữu hình được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ trong kỳ (profit or loss) hoặc phân bổ vào giá trị của tài sản khác (included in the carrying amount of another asset) tùy vào mục đích sử dụng của tài sản.

Đoạn 49 của chuẩn mực quy định các trường hợp chi phí khấu hao tài sản được phân bổ vào giá trị của một tài sản khác như sau:

“49 The depreciation charge for a period is usually recognised in profit or loss. However, sometimes, the future economic benefits embodied in an asset are absorbed in producing other assets. In this case, the depreciation charge constitutes part of the cost of the other asset and is included in its carrying amount. For example, the depreciation of manufacturing plant and equipment is included in the costs of conversion of inventories (see IAS 2). Similarly, depreciation of property, plant and equipment used for development activities may be included in the cost of an intangible asset recognised in accordance with IAS 38 Intangible Assets.”

Như vậy, việc bài viết tại trạng chủ IFRS.vn nói rằng “khi TSCĐ được đánh giá tăng, số khấu hao tương ứng với phần được đánh giá tăng sẽ được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu để bù trừ với số đã đánh giá tăng” là hoàn toàn sai khi đối chiếu với quy định của chuẩn mực.

Để biết cách xử lý đúng trong trường hợp này, hãy cùng tìm hiểu ví dụ dưới đây:

Ví dụ 2:

Tiếp tục ví dụ 1, giả sử các ước tính về thời gian sử dụng hữu ích của tài sản X vẫn giữ nguyên. Trong năm 2020, Công ty A trích khấu hao giá trị của tài sản X (125) cho thời gian sử dụng hữu ích còn lại (4 năm), giá trị trích khấu hao một năm là 31,25.

Bút toán hạch toán:
Dr. Chi phí khấu hao: 31,25
Cr. Hao mòn lũy kế: 31,25

Giả sử không có sự khác biệt đáng kể trong giá trị hợp lý của tài sản X tại ngày này. Báo cáo tình hình tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty A tại ngày 31/12/2020 như sau:

– Báo cáo tình hình tài chính:
+ TSCĐ: 93,75
+ Vốn góp của CSH: 100
+ Lợi nhuận chưa phân phối: (51,25)
+ Thặng dư do đánh giá lại tài sản: 45

– Báo cáo lãi lỗ:
+ Chi phí khấu hao: (31,25)

3. Về việc thanh lý tài sản

Đoạn 41 của chuẩn mực quy định như sau:

“41 The revaluation surplus included in equity in respect of an item of property, plant and equipment may be transferred directly to retained earnings when the asset is derecognised. This may involve transferring the whole of the surplus when the asset is retired or disposed of. However, some of the surplus may be transferred as the asset is used by an entity. In such a case, the amount of the surplus transferred would be the difference between depreciation based on the revalued carrying amount of the asset and depreciation based on the asset’s original cost. Transfers from revaluation surplus to retained earnings are not made through profit or loss.”

Như vậy, theo quy định tại đoạn 49 của chuẩn mực, khi tài sản cố định hữu hình được thanh lý, toàn bộ giá trị thặng dư do đánh giá lại tài sản tương ứng của tài sản đó được kết chuyển trực tiếp sang chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối.

Hướng dẫn của bài viết trên trang IFRS.vn nói rằng “Theo IAS 16, khi thanh lý TSCĐ, phần đánh giá tăng đang ghi nhận trong vốn chủ sở hữu được ghi nhận vào chi phí.” một lần nữa, lại hoàn toàn sai so với các quy định của chuẩn mực.

Ví dụ 3:

Tiếp tục ví dụ số 2, tại ngày 31/12/2020, Công ty A bán tài sản X với giá bán 110 thu ngay bằng tiền. Các bút toán hạch toán của nghiệp vụ này như sau:

Dr. Tiền: 110
Cr. TSCĐ: 93,75
Cr. Lãi từ giao dịch thanh lý tài sản: 16,25

Dr. Thặng dư do đánh giá lại tài sản: 45
Cr. Lợi nhuận chưa phân phối: 45

Báo cáo tình hình tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty A tại ngày 31/12/2020 sau nghiệp vụ trên như sau:

– Báo cáo tình hình tài chính:
+ Tiền: 110
+ Vốn góp của CSH: 100
+ Lợi nhuận chưa phân phối: 10

– Báo cáo lãi lỗ:
+ Chi phí khấu hao: (31,25)
+ Lãi từ giao dịch thanh lý tài sản: 16,25

Một số khóa học nổi bật

Subscribe
Notify of
guest

3 Bình luận
Oldest
Newest
Inline Feedbacks
View all comments