Nhắc đến phương pháp tính giá hàng tồn kho thì đây có lẽ là một trong số các kiến thức kế toán cơ bản nhất đối với người học kế toán. Tuy nhiên, liệu chúng ta đã hiểu rõ về các quy định này? Hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây.
VAS 02 đưa ra 4 phương pháp được áp dụng trong việc xác định giá trị hàng tồn kho bao gồm:
(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;
(b) Phương pháp bình quân gia quyền;
(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;
(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước.
Chuẩn mực kế toán quốc tế được sửa đổi năm 2003 đã cấm việc sử dụng phương pháp nhập sau xuất trước trong việc xác định giá trị hàng hóa xuất kho, tuy nhiên phải tới cuối năm 2014 khi Bộ Tài Chính ban hành thông tư 200/2014/TT-BTC thì chế độ kế toán Việt Nam mới cập nhật theo quy định này của quốc tế.
Ngoài ra, chuẩn mực kế toán quốc tế còn cho phép áp dụng hai kỹ thuật tính giá là standard cost method và retail method (chính là phương pháp giá bán lẻ quy định tại thông tư 200). Khác với quy định của IAS 2, US GAAP vẫn cho phép tính giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập sau xuất trước.
1. Phương pháp thực tế đích danh
Đoạn 23, chuẩn mực IAS 2 quy định:
“The cost of inventories of items that are not ordinarily interchangeable and goods or services produced and segregated for specific projects shall be assigned by using specific identification of their individual costs.”
VAS 02 cũng có quy định tương tự:
“14. Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.”
Như vậy, phương pháp thực tế đích danh chỉ áp dụng cho các mặt hàng tồn kho có số lượng ít, có thể nhận diện và không thay thế được bởi các mặt hàng tồn kho khác do doanh nghiệp nắm giữ.
Một trong các lý do dẫn tới quy định này nằm ở giới hạn kỹ thuật trong phương pháp tính giá thực tế đích danh. Hãy tưởng tượng doanh nghiệp có hàng nghìn mặt hàng giống nhau và việc nhập xuất hàng hóa được diễn ra thường xuyên với cường độ lớn, lúc này việc tính giá trị hàng xuất kho theo giá mua thực tế của từng lô hàng là gần như không thể, chi phí triển khai cho việc này là rất lớn và lợi ích từ thông tin mang lại cho người sử dụng báo cáo tài chính là không nhiều so với chi phí do doanh nghiệp phải bỏ ra.
Vậy trường hợp doanh nghiệp có một hệ thống đủ mạnh để theo dõi giá vốn tới từng mặt hàng nhập, xuất trong kỳ thì sao? Liệu doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng phương pháp tính giá thực tế đích danh trong trường hợp này?
Câu trả lời đơn thuần là không. Chuẩn mực kế toán không cho phép doanh nghiệp lựa chọn áp dụng phương pháp tính giá thực tế đích danh khi hàng tồn kho không thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định tại chuẩn mực. Vấn đề không đơn thuần nằm ở các giới hạn về mặt kỹ thuật.
Về mặt lý thuyết, phương pháp tính giá thực tế đích danh có vẻ là phương pháp mang lại thông tin tài chính một cách chính xác nhất, khi mà giá vốn hàng bán trong kỳ được xác định một cách chính xác theo chi phí của từng mặt hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp tính giá này có thể dẫn tới việc một số cá nhân có thể tác động tới việc trình bày số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo ý muốn chủ quan của mình:
“24. Specific identification of cost means that specific costs are attributed to identified items of inventory. This is the appropriate treatment for items that are segregated for a specific project, regardless of whether they have been bought or produced. However, specific identification of costs is inappropriate when there are large numbers of items of inventory that are ordinarily interchangeable. In such circumstances, the method of selecting those items that remain in inventories could be used to obtain predetermined effects on profit or loss.”
Hãy cùng xem xét ví dụ sau:
Ví dụ 1:
Công ty A là Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Sản phẩm X được Công ty A nhập khẩu từ một đối tác nước ngoài. Do ảnh hưởng của biến động tỷ giá nên giá nhập mua hàng hóa X trong năm có sự biến động mạnh. Thông tin về giá mua hàng hóa X trong năm 20X8 như sau:
– Tồn kho tại ngày 01/01/20X8: 600 sản phẩm, đơn giá 10 CU/sản phẩm;
– Nhập mua sản phẩm X trong năm:
+ Lần 1: 500 sản phẩm, đơn giá 8 CU/sản phẩm;
+ Lần 2: 200 sản phẩm, đơn giá 9 CU/sản phẩm;
+ Lần 3: 400 sản phẩm, đơn giá 12 CU/sản phẩm
– Công ty A đã bán 1.000 sản phẩm X trong năm 20X8.
Nếu Công ty A được phép lựa chọn áp dụng phương pháp tính giá thực tế đích danh, Công ty A có thể lựa chọn:
– Bán ra 500 sản phẩm nhập về lần 1, 200 sản phẩm mua về lần 2 và 300 sản phẩm tồn kho từ đầu năm. Lúc này, giá nhập mua từ các sản phẩm trên là nhỏ nhất và doanh nghiệp báo cáo giá trị lợi nhuận lớn nhất từ giao dịch bán sản phẩm X trong năm 20X8;
– Bán ra 400 sản phẩm nhập mua lần 3 và 600 sản phẩm tồn kho tại thời điểm đầu năm. Do doanh nghiệp lựa chọn bán các lô hàng có giá nhập mua cao nhất dẫn tới lợi nhuận báo cáo từ nghiệp vụ bán hàng trong năm 20X8 là nhỏ nhất.
Qua ví dụ trên chúng ta có thể thấy, nếu được phép lựa chọn áp dụng phương pháp tính giá thực tế đích danh, doanh nghiệp có thể tùy ý điều chỉnh số liệu báo cáo theo ý muốn chủ quan của mình. Vì vậy, việc chuẩn mực chỉ cho phép áp dụng phương pháp này trong một số trường hợp đặc biệt góp phần hạn chế khả năng doanh nghiệp cố tình tác động tới số liệu báo cáo tài chính.
2. Phương pháp nhập sau xuất trước
Nhập sau xuất trước được định nghĩa là phương pháp tính giá hàng tồn kho dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó.
Liệu bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao phương pháp nhập sau xuất trước lại tồn tại, và tại sao chuẩn mực không còn cho phép áp dụng phương pháp tính giá này nữa?
Để hiểu được tại sao phương pháp nhập sau xuất trước lại được quy định trong chuẩn mực trước đây, hoặc tại sao chuẩn mực kế toán Mỹ vẫn cho phép áp dụng phương pháp tính giá này, chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ sau:
Ví dụ 2:
Công ty A là Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Trong năm 20X8, Công ty A có một số thông tin sau liên quan tới hàng hóa X:
– Số tồn đầu năm: 0 sản phẩm
– Số nhập mua trong năm:
+ Lần 1: 500 sản phẩm, đơn giá 10 CU/sản phẩm
+ Lần 2: 500 sản phẩm, đơn gián 15 CU/sản phẩm
– Số lượng bán trong năm: 500 sản phẩm, đơn giá bán 20CU/sản phẩm
Doanh thu bán sản phẩm X của Công ty A trong năm 20X8 là 10.000 CU
– Trường hợp 1: Công ty áp dụng phương pháp nhập trước, xuất trước
Lúc này, Công ty sẽ ghi nhận giá vốn hàng bán là 5.000 CU, lợi nhuận gộp của sản phẩm X trong năm 20X8 là 5.000 CU. Giá trị hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm là 7.500 CU.
– Trường hợp 2: Công ty áp dụng phương pháp nhập sau, xuất trước
Lúc này, Công ty sẽ ghi nhận giá vốn sản phẩm X là 7.500 CU, lợi nhuận gộp của sản phẩm trong năm 20X8 là 2.500 CU. Giá trị hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm là 5.000 CU.
Qua ví dụ trên, chúng ta có thể thấy ưu và nhược điểm của cả hai phương pháp tính giá:
– Đối với phương pháp nhập trước xuất trước:
Báo cáo tình hình tài chính sẽ phản ánh đúng thực trạng hàng tồn kho tại thời điểm cuối năm, tuy nhiên báo cáo kết quả kinh doanh lại chưa phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của Công ty trong năm. Với phương pháp tính giá này, Công ty vẫn ghi nhận lợi nhuận rất lớn từ việc bán hàng hóa, tuy nhiên, lợi nhuận này chủ yếu đến từ việc Công ty tích trữ được hàng hóa với giá rẻ từ năm trước. Với phương pháp tính giá này, có thể có rất ít mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa thực mua trong năm và giá trị phản ánh vào giá vốn hàng bán trong kỳ, dẫn tới báo cáo kết quả kinh doanh chưa phản ánh được chính xác tình hình thị trường.
– Đối với phương pháp nhập sau xuất trước:
Báo cáo kết quả kinh doanh lúc này chỉ ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động bán hàng là 2.500 CU, tức là đã phản ánh được các ảnh hưởng của giá mua hàng tồn kho tới tình hình kinh doanh của Công ty trong năm. Tuy nhiên, giá trị hàng tồn kho được trình bày tại thời điểm cuối năm lại chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính của Công ty.
“The use of LIFO in financial reporting is often tax‑driven, because it results in cost of goods sold expense calculated using the most recent prices being deducted from revenue in the determination of the gross margin. The LIFO method reduces (increases) profits in a manner that tends to reflect the effect that increased (decreased) prices would have on the cost of replacing inventories sold.”
Có thể thấy, mỗi một phương pháp tính giá hàng tồn kho đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy vào việc người sử dụng báo cáo coi trọng thông tin nào hơn. Có lẽ bởi vì sự gắn kết chặt chẽ giữa phương pháp nhập sau xuất trước và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà chuẩn mực kế toán Mỹ vẫn cho phép áp dụng phương pháp tính giá này. Tuy nhiên, trên quan điểm của chuẩn mực kế toán quốc tế, việc áp dụng phương pháp nhập sau xuất trước dẫn tới thực trạng tài chính của doanh nghiệp bị phản ánh một cách sai lệch và do vậy, chuẩn mực kế toán quốc tế không cho phép áp dụng phương pháp tính giá này.
“BC13 The use of LIFO results in inventories being recognised in the balance sheet at amounts that bear little relationship to recent cost levels of inventories. However, LIFO can distort profit or loss, especially when ‘preserved’ older ‘layers’ of inventory are presumed to have been used when inventories are substantially reduced. It is more likely in these circumstances that relatively new inventories will have been used to meet the increased demands on inventory.
BC14 Some respondents argued that the use of LIFO has merit in certain circumstances because it partially adjusts profit or loss for the effects of price changes. The Board concluded that it is not appropriate to allow an approach that results in a measurement of profit or loss for the period that is inconsistent with the measurement of inventories for balance sheet purposes.”
3. Phương pháp tính giá hàng tồn kho không cần thiết phải phản ánh quá trình luân chuyển hàng tồn kho thực tế tại doanh nghiệp
Các phương pháp nhập trước xuất trước hay bình quân gia quyền chỉ đơn thuần là các phương pháp sử dụng trong việc xác định giá trị hàng tồn kho. Các phương pháp này hoàn toàn không phụ thuộc vào quá trình luân chuyển hàng tồn kho thực tế tại doanh nghiệp.
Ví dụ 3:
Công ty A là Công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm. Do đặc điểm về thời gian sử dụng của các mặt hàng này, Công ty A áp dụng quy trình quản lý hàng tồn kho, theo đó các lô hàng được mua trước sẽ được ưu tiên xuất bán trước (nhập trước, xuất trước). Trên báo cáo tài chính của mình, Công ty A được tự do lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho theo nhập trước xuất trước, hoặc bình quân gia quyền, không phụ thuộc vào quy trình luân chuyển hàng tồn kho trong thực tế.
4. Áp dụng đồng thời nhiều phương pháp tính giá
Chuẩn mực kế toán Việt Nam không có quy định cụ thể về vấn đề này.
Chuẩn mực kế toán quốc tế cho phép áp dụng các phương pháp tính giá hàng tồn kho khác nhau đối với các mặt hàng tồn kho có bản chất và mục đích sử dụng khác biệt đối với doanh nghiệp.
“25 The cost of inventories, other than those dealt with in paragraph 23, shall be assigned by using the first‑in, first‑out (FIFO) or weighted average cost formula. An entity shall use the same cost formula for all inventories having a similar nature and use to the entity. For inventories with a different nature or use, different cost formulas may be justified.”
Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động là một trường hợp áp dụng đồng thời nhiều phương pháp tính giá hàng tồn kho:
Một số khóa học nổi bật