Vào ngày 23/01/2020, IASB ban hành văn bản sửa đổi chuẩn mực IAS 1 với tiêu đề Classification of Liabilities as Current or Non-current (Amendments to IAS 1).
Nội dung sửa đổi có hiệu lực cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01/2023 và các doanh nghiệp được phép lựa chọn áp dụng sớm các nội dung sửa đổi này.
Dưới đây là một số thay đổi chính của các nội dung sửa đổi so với quy định hiện hành của chuẩn mực.
1. Việc phân loại nghĩa vụ phải trả được căn cứ vào quyền của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính
Trước sửa đổi, đoạn 69 (d) của chuẩn mực yêu cầu doanh nghiệp chỉ được phân loại một khoản nợ phải trả là dài hạn nếu như doanh nghiệp có quyền “vô điều kiện” để trì hoãn việc thanh toán khoản nợ trong ít nhất 12 tháng kể từ thời điểm lập báo cáo tài chính:
“69 An entity shall classify a liability as current when:
(d) it does not have an unconditional right to defer settlement of the liability for at least twelve months after the reporting period (see paragraph 73).”
Tuy nhiên, Ủy ban nhận thấy quy định hiện hành của chuẩn mực chưa thực sự rõ ràng. Trong đa phần các trường hợp, doanh nghiệp thường không có quyền vô điều kiện để trì hoãn các khoản thanh toán, mà quyền này phụ thuộc vào việc doanh nghiệp tuân thủ vào các điều kiện do chủ nợ đưa ra, và do vậy, Ủy ban thay đổi một số câu từ trong chuẩn mực để phản ánh chính xác hơn quy định của chuẩn mực.
Sau sửa đổi, nội dung của đoạn 69 (d) của chuẩn mực như sau:
“69 An entity shall classify a liability as current when:
(d) it does not have the right at the end of the reporting period to defer settlement of the liability for at least twelve months after the reporting period.”
Sau sửa đổi, chuẩn mực cũng nhấn mạnh rằng, quyền trì hoãn các khoản thanh toán của doanh nghiệp phải có bản chất kinh tế và phải tồn tại tại thời điểm lập báo cáo tài chính:
“72A An entity’s right to defer settlement of a liability for at least twelve months after the reporting period must have substance and, as illustrated in paragraphs 73–75, must exist at the end of the reporting period. If the right to defer settlement is subject to the entity complying with specified conditions, the right exists at the end of the reporting period only if the entity complies with those conditions at the end of the reporting period. The entity must comply with the conditions at the end of the reporting period even if the lender does not test compliance until a later date.”
Như vậy, theo quy định của đoạn 69 (d) và 72A, trường hợp tại thời điểm lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp vi phạm hợp đồng cho vay dẫn tới việc doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán khoản vay trong vòng 12 tháng tiếp theo hoặc ngay khi ngân hàng có yêu cầu. Và sau ngày kết thúc kỳ báo cáo nhưng trước thời điểm phát hành báo cáo tài chính, doanh nghiệp đã khắc phục được các vi phạm này, thì tại thời điểm lập báo cáo tài chính, khoản vay trên cần được phân loại là nợ phải trả ngắn hạn bởi vì tại ngày này, doanh nghiệp không có quyền trì hoãn khoản thanh toán trong ít nhất 12 tháng nữa.
2. Việc phân loại nợ phải trả không phụ thuộc vào ý định của Ban Giám đốc
Trước sửa đổi, đối với trường hợp doanh nghiệp có quyền quyết định việc gia hạn nợ, thì việc phân loại nợ phải trả phụ thuộc đồng thời vào quyền và dự định của Ban Giám đốc liên quan tới việc gia hạn nợ này. Đoạn 73 của chuẩn mực quy định như sau:
“73 If an entity expects, and has the discretion, to refinance or roll over an obligation for at least twelve months after the reporting period under an existing loan facility, it classifies the obligation as non‑current, even if it would otherwise be due within a shorter period. However, when refinancing or rolling over the obligation is not at the discretion of the entity (for example, there is no arrangement for refinancing), the entity does not consider the potential to refinance the obligation and classifies the obligation as current.”
Sau sửa đổi, việc phân loại nợ phải trả chỉ căn cứ vào quyền của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính, mà không phụ thuộc vào dự định của doanh nghiệp về việc có thực hiện quyền đó hay không. Miễn là tại ngày lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp có quyền để trì hoãn khoản thanh toán, và quyền đó có bản chất kinh tế như đã trình bày tại mục 1 ở trên.
Nội dung của đoạn 73 sau sửa đổi như sau:
“73 If an entity has the right, at the end of the reporting period, to roll over an obligation for at least twelve months after the reporting period under an existing loan facility, it classifies the obligation as non‑current, even if it would otherwise be due within a shorter period. If the entity has no such right, the entity does not consider the potential to refinance the obligation and classifies the obligation as current.”
Đoạn 75A sau sửa đổi bổ sung để làm rõ hơn quy định tại đoạn 73 của chuẩn mực:
“75A Classification of a liability is unaffected by the likelihood that the entity will exercise its right to defer settlement of the liability for at least twelve months after the reporting period. If a liability meets the criteria in paragraph 69 for classification as non-current, it is classified as non-current even if management intends or expects the entity to settle the liability within twelve months after the reporting period, or even if the entity settles the liability between the end of the reporting period and the date the financial statements are authorised for issue. However, in either of those circumstances, the entity may need to disclose information about the timing of settlement to enable users of its financial statements to understand the impact of the liability on the entity’s financial position (see paragraphs 17(c) and 76(d)).”
Ví dụ, ngày 01/07/2020, doanh nghiệp A ký một hợp đồng vay nợ với ngân hàng B với thời hạn một năm, kết thúc vào ngày 30/06/2021. Tại thời điểm kết thúc hợp đồng vay, doanh nghiệp A có quyền gia hạn khoản nợ trên thêm một năm tiếp theo.
Tại ngày 31/12/2020, khi lập báo cáo tài chính, khoản nợ trên sẽ hết hạn trong 6 tháng tới và doanh nghiệp A không có dự định gia hạn hợp đồng vay.
Lúc này, theo quy định của chuẩn mực hiện hành, khoản nợ trên sẽ được phân loại trên báo cáo tài chính là một khoản nợ ngắn hạn.
Tuy nhiên, sau sửa đổi, khoản nợ vay trên sẽ được trình bày trên báo cáo tài chính là một khoản nợ phải trả dài hạn. Việc doanh nghiệp có dự định không gia hạn nợ không còn ảnh hưởng tới việc phân loại nợ phải trả trong trường hợp này.
Kết luận trên cũng đúng trong trường hợp doanh nghiệp A đã thanh toán khoản nợ vay trên sau thời điểm kết thúc năm tài chính, nhưng trước thời điểm phát hành báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, khoản nợ vay vẫn được phân loại là nợ phải trả dài hạn, kèm theo thông tin thuyết minh về việc doanh nghiệp thanh toán khoản nợ sau ngày lập báo cáo tài chính.
3. Thay đổi trong việc phân loại nợ khi doanh nghiệp thanh toán nghĩa vụ bằng các công cụ vốn
Trước sửa đổi, đoạn 69 (d) của chuẩn mực quy định các khoản nợ phải trả mà chủ nợ có thể lựa chọn thanh toán bằng công cụ vốn thì lựa chọn này không ảnh hưởng tới việc phân loại nợ phải trả của doanh nghiệp:
“Terms of a liability that could, at the option of the counterparty, result in its settlement by the issue of equity instruments do not affect its classifcation.”
Sau sửa đổi, chỉ các công cụ vốn được doanh nghiệp phân loại trên báo cáo tài chính là vốn chủ sở hữu theo quy định của chuẩn mực IAS 32 mới không ảnh hưởng tới việc phân loại nợ phải trả của doanh nghiệp:
“76B Terms of a liability that could, at the option of the counterparty, result in its settlement by the transfer of the entity’s own equity instruments do not affect its classification as current or non-current if, applying IAS 32 Financial Instruments: Presentation, the entity classifies the option as an equity instrument, recognising it separately from the liability as an equity component of a compound financial instrument.”
Một số khóa học nổi bật