Kế toán chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa

Chuẩn mực kế toán chia các chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa thành hai loại:
– assurance-type warranties; và
– service-type warranties.

Assurance-type warranties có thể hiểu là phương thức bảo hành tiêu chuẩn hay bảo hành theo luật định (sau đây gọi là phương thức bảo hành tiêu chuẩn). Phương thức bảo hành này đảm bảo sản phẩm, hàng hóa được bán cho khách hàng hoạt động theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định tại hợp đồng mua bán. Ví dụ: trong thời gian bảo hành, nếu khách hàng phát hiện sản phẩm có lỗi từ nhà sản xuất thì doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ sửa chữa hoặc đổi mới sản phẩm cho khách hàng.

Service-type warranties có thể hiểu như một phương thức bảo hành dịch vụ, tức là khách hàng trả một khoản phí cho doanh nghiệp để đổi lấy các dịch vụ bảo hành ngoài phương thức bảo hành tiêu chuẩn (sau đây gọi là phương thức bảo hành dịch vụ). Khi này, doanh nghiệp sẽ có thêm các nghĩa vụ đối với khách hàng theo quy định của hợp đồng, ngoài nghĩa vụ đảm bảo doanh nghiệp không bán cho khách hàng các sản phẩm lỗi. Một số ví dụ của phương thức bảo hành dịch vụ bao gồm: tăng thêm thời hạn bảo hành so với phương thức bảo hành tiêu chuẩn, bảo hành sản phẩm ngay cả khi lỗi phát sinh từ phía người dùng, …

1. Tại sao lại có sự phân biệt kế toán giữa hai phương thức bảo hành

Đoạn trích sau giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quyết định của Hội đồng soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) về vấn đề này:

“BC369 In the Discussion Paper, the boards proposed accounting for all warranties consistently because a unifying feature of all warranties is that an entity promises to stand ready to replace or repair the product in accordance with the terms and conditions of the warranty. The Discussion Paper proposed that a promise to stand ready would provide a customer with a service of warranty coverage, which would have been a performance obligation to which revenue would be attributed. However, most respondents to the Discussion Paper stated that the accounting for warranties should reflect the fact that some product warranties are different from others. Some warranties protect the customer from defects that exist when the product is transferred to the customer and other warranties protect the customer from faults that arise after the product has been transferred to the customer. Those respondents commented that the customer does not receive a separate service if the warranty only protects the customer from the product defects that were present at the time of sale. Consequently, any subsequent repairs or replacements to remedy those defects are additional costs of providing the product and, therefore, relate to an entity’s past performance.

BC370 In the light of that feedback, the boards decided to account for some warranties differently from others. The boards considered distinguishing warranties on the basis of when the fault in the products arises; however, respondents explained that such a distinction was not operational. Therefore, the boards decided to distinguish warranties on the basis of whether the warranty provides the customer with a service in addition to the assurance that the related product complies with the agreed-upon specifications. Specifically, the boards decided that when the warranty provides a service (ie a service-type warranty), the warranty should be accounted for as a performance obligation.”

2. Kế toán cho phương thức bảo hành dịch vụ

Phương thức bảo hành dịch vụ được kế toán như một nghĩa vụ thực hiện hợp đồng riêng biệt, không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có bán các gọi dịch vụ này một cách độc lập hoặc gói dịch vụ này có nằm trong thỏa thuận riêng với khách hàng hay không:

“BC371 For some types of warranties, an entity either sells separately or negotiates separately with a customer so that the customer can choose whether to purchase the warranty coverage. That fact provides objective evidence that the promised warranty provides a service to the customer in addition to the promised product. Consequently, the boards decided that this type of promised warranty is a performance obligation in accordance with paragraphs 22–30 of IFRS 15.

BC372 The boards decided that warranties that are not sold separately by the entity, or negotiated separately with the customer, should also be identified as performance obligations if the facts and circumstances suggest that the warranty (or a part of the warranty) provides a service to the customer, in addition to the assurance that the entity’s past performance was as specified in the contract.”

Ví dụ 1: Xác định chi phí bảo hành tiêu chuẩn hay dịch vụ
Công ty A là Công ty chuyên sản xuất vali. Các sản phẩm do công ty A sản xuất được bảo hành trong vòng 10 năm, bao gồm cả các lỗi phát sinh từ phía người dùng, và khách hàng không phải trả thêm tiền khi mua các sản phẩm của Công ty A để được hưởng chế độ bảo hành này.

Mặc dù gói bảo hành không được Công ty A bán riêng cho khách hàng, tính chất của gói bảo hành bao gồm:
– Thời gian của gói bảo hành kéo dài; và
– Bảo hành cho cả các lỗi phát sinh từ phía người dùng

cho thấy Công ty A đang cung cấp cho khách hàng các dịch vụ, ngoài việc đảm bảo hàng hóa do Công ty A sản xuất đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và không bị hỏng hóc khi bán cho khách hàng. Vì vậy, đây là phương thức bảo hành dịch vụ. Kế toán Công ty A cần xác định giá bán độc lập của dịch vụ này và kế toán các nghĩa vụ bảo hành như một nghĩa vụ thực hiện hợp đồng riêng biệt.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp có thể phát sinh đồng thời chi phí bảo hành tiêu chuẩn và dịch vụ
Công ty A là một Công ty sản xuất điện thoại di động. Các sản phẩm do Công ty A bán ra được bảo hành trong 12 tháng, không bao gồm các lỗi từ phía người dùng. Khách hàng cũng có thể lựa chọn mua thêm gói bảo hành dịch vụ nâng tổng thời gian bảo hành lên 24 tháng hoặc 36 tháng.

Trong năm 20X8, Công ty A nhận được 100 máy do khách hàng gửi về bảo hành, trong đó:
– 25 máy hỏng trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm mua và đủ điều kiện bảo hành. Công ty xác định đây là các chi phí bảo hành tiêu chuẩn;
– 60 máy hỏng sau 12 tháng. Các khách hàng này có mua gói bảo hành mở rộng và đủ điều kiện bảo hành. Vì vậy, Công ty A xác định đây là các chi phí bảo hành dịch vụ;
– 15 máy hỏng sau 12 tháng, tuy nhiên các khách hàng này không mua gói bảo hành mở rộng và vì vậy, Công ty tính phí dịch vụ sửa chữa đối với các khách hàng này.

Ví dụ 3: Ví dụ về kế toán bảo hành dịch vụ
Công ty A là Công ty chuyên phân phối điện thoại di động, trong đó có sản phẩm X. Biết một số thông tin liên quan tới sản phẩm X như sau:
– Khách hàng mua sản phẩm X được bảo hành trong vòng 12 tháng đối với các lỗi của nhà sản xuất;
– Trong vòng 30 ngày kể từ ngày trên hóa đơn mua hàng, khách hàng có thể lựa chọn mua gói bảo hành vàng với số tiền 2 triệu đồng. Khách hàng mua gói bảo hành vàng sẽ được bảo hành thêm các lỗi về nguồn, màn hình, các lỗi phát sinh ro rơi vỡ, rơi nước và các lỗi khác phát sinh từ phía người dùng; và
– Tại thời điểm mua máy, nếu khách hàng mua đồng thời cả máy và gói bảo hành vàng thì số tiền phải trả cho gói bảo hành vàng là 1 triệu đồng.

Ngày 08/08/20X9, khách hàng mua đồng thời sản phẩm X và gói bảo hành vàng với số tiền 21 triệu đồng, trong đó: giá bán máy X là 20 triệu đồng và giá bán của gói bảo hành là 1 triệu đồng. Việc kế toán được thực hiện như sau:

– Xác định nghĩa vụ thực hiện hợp đồng:
Công ty A có hai nghĩa vụ thực hiện hợp đồng:
+ Sản phẩm X; và
+ Gói bảo hành vàng

– Xác định giá giao dịch:
Tổng giá giao dịch trong trường hợp này là 21 triệu đồng

– Phân bổ giá giao dịch cho các nghĩa vụ thực hiện hợp đồng:
+ Nghĩa vụ liên quan tới sản phẩm X:
Giá phân bổ = 20/22 * 21 = 19,1 (triệu đồng)
+ Nghĩa vụ liên quan tới gói bảo hành:
Giá phân bổ = 2/22*21 = 1,9 (triệu đồng)

– Ghi nhận doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:

+ Tại ngày 08/08/20X9, Công ty chuyển giao sản phẩm cho khách hàng và đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ Tiền: 21 triệu đồng
Có Doanh thu bán hàng: 19,1 triệu đồng
Có Nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng: 1,9 triệu đồng

+ Hàng tháng, Công ty ghi nhận doanh thu từ dịch vụ bảo hành theo phương pháp đường thẳng (phân bổ trong 12 tháng), ghi:
Nợ Nợ phải trả phát sinh từ hợp đồng: 158.000 đồng
Có Doanh thu dịch vụ bảo hành: 158.000 đồng

3. Kế toán cho phương thức bảo hành tiêu chuẩn

Về mặt nguyên tắc, khi phát sinh các chi phí bảo hành tiêu chuẩn, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chưa thực hiện được lời hứa của mình về việc cung cấp cho khách hàng các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và không phát sinh các lỗi của nhà cung cấp trong quá trình sử dụng. Vì vậy, trong trường hợp này, doanh nghiệp chưa đủ điều kiện ghi nhận doanh thu do chưa hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng đối với khách hàng. Tuy nhiên, việc ghi nhận kế toán như trên, theo Hội đồng soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ tạo ra những sự phức tạp nhất định cũng như không mang lại được nhiều thông tin hữu ích cho người sử dụng báo cáo tài chính. Vì vậy, hội đồng soạn thảo chuẩn mực lựa chọn áp dụng mô hình dự phòng phải trả đối với các khoản chi phí bảo hành tiêu chuẩn:

“BC374 The boards considered whether an assurance-type warranty should be accounted for as either of the following:
(a) a separate liability to replace or repair a defective product; or
(b) an unsatisfied performance obligation, because the entity has not provided the customer with a product that is free from defects at the time of sale.

BC375 The proposals in the 2010 Exposure Draft would have required an entity that provides an assurance-type warranty to a customer to assess whether it had satisfied its performance obligation to transfer the product specified in the contract. The entity would have been required to determine the likelihood of the existence of defective products that it had sold to customers and their quantity and, as a consequence, not recognise revenue to the extent that those performance obligations were not satisfied. An advantage of that proposal would have been that an entity would not have recognised the entire transaction price as revenue when the product transferred to the customer, because a portion of the transaction price would not have been recognised as revenue until the entity had repaired or replaced the products that were expected to be defective. However, the boards decided not to retain that proposal, mainly for the following practical reasons:
(a) there would have been complexities associated with the requirements for an entity to continue to recognise as ‘inventory’ products that had been delivered to customers and that were expected to be defective; and
(b) any margin attributable to the repair or replacement of a product in an assurance-type warranty would have been unlikely to significantly distort the pattern of recognition of the overall contract margin.

BC376 Accordingly, the boards decided that an entity should recognise an assurance-type warranty as a separate liability to replace or repair a defective product. Consequently, an entity should recognise a warranty liability and corresponding expense when it transfers the product to the customer and the liability should be measured in accordance with IAS 37. In contrast to the accounting for service-type warranties, an entity should not attribute any of the transaction price (and therefore revenue) to an assurance-type warranty. Some warranties may include both assurance features and service features. The boards decided that if an entity cannot reasonably account for those assurance features of the warranty separately from the service features, the entity should be allowed to account for the warranties together as a single performance obligation. That accounting ensures that the entity does not overstate the recognition of revenue at the time that the product transfers to the customer and also relieves the entity from identifying and accounting separately for the two components of the warranty coverage.”

Ví dụ 4: Ví dụ về kế toán bảo hành tiêu chuẩn
Công ty A là Công ty sản xuất điện thoại. Trong năm 20X8, Công ty A đã bán được 100.000 sản phẩm X với đơn giá bán là 20 triệu đồng/sản phẩm, giá vốn sản xuất là 15 triệu đồng/sản phẩm.

Dựa trên các dữ liệu lịch sử trong quá khứ, Công ty A ước tính trong số 100.000 sản phẩm X bán ra, có khoảng 5.000 sản phẩm bị hỏng hóc nhẹ với chi phí sửa chữa khoảng 2 triệu đồng/sản phẩm và khoảng 10.000 sản phẩm bị lỗi nặng với chi phí sửa chữa khoảng 5 triệu đồng/sản phẩm. Như vậy, tổng chi phí bảo hành ước tính phát sinh từ số sản phẩm trên là:
5.000 * 2 triệu đồng + 10.000 * 5 triệu đồng = 60 tỷ đồng.

Công ty A ghi nhận doanh thu và giá vốn bán hàng trong năm 20X8:
+ Ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ Tiền: 2.000 tỷ đồng
Có Doanh thu bán hàng: 2.000 tỷ đồng
+ Ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ Giá vốn hàng bán: 1.500 tỷ đồng
Có Hàng tồn kho: 1.500 tỷ đồng

Đồng thời, Công ty A ghi nhận dự phòng phải trả về chi phí bảo hành tại ngày 31/12/20X8 như sau:
Nợ Chi phí bảo hành: 60 tỷ đồng
Có Dự phòng phải trả về bảo hành hàng hóa: 60 tỷ đồng

Một vấn đề quan trọng trong kế toán chi phí bảo hành tiêu chuẩn đó là việc xác định doanh nghiệp có phát sinh nghĩa vụ về chi phí bảo hành hay không. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp chỉ là đơn vị trung gian đứng ra làm việc với khách hàng thay nhà cung cấp để quá trình bảo hành hàng hóa được thuận tiện. Hàng hóa sau đó được gửi trực tiếp cho nhà cung cấp để bảo hành, và nếu nhà cung cấp từ chối bảo hành thì doanh nghiệp cũng không có bất kỳ một nghĩa vụ nào khác đối với khách hàng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ đóng vai trò là trung gian, còn nghĩa vụ bảo hành chính thuộc về nhà sản xuất, và vì vậy, doanh nghiệp không ghi nhận nghĩa vụ bảo hành hàng hóa trong trường hợp này.

Một trường hợp khác, doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo hành hàng hóa đối với khách hàng, trong đó, một phần hoặc toàn bộ chi phí bảo hành sẽ được hoàn lại bởi nhà cung cấp. Lúc này, doanh nghiệp ghi nhận toàn bộ nghĩa vụ liên quan tới dự phòng phải trả về chi phí bảo hành, đồng thời ghi nhận một tài sản liên quan tới quyền thu hồi chi phí bảo hành từ nhà cung cấp (reimbursement right).

Một số khóa học nổi bật

Subscribe
Notify of
guest

4 Bình luận
Oldest
Newest
Inline Feedbacks
View all comments