Absorption costing vs Variable costing

Một bài báo đã cũ, nhưng nay Long sử dụng làm tư liệu để viết bài.

Theo như đại diện của Vinfast thì Vinfast đang phải chịu lỗ trên mỗi sản phẩm bán ra:

“Với tổng cộng 412,1 triệu tiền thuế, giá xe thực tế chính là giá “3 không” ở thời điểm hiện tại bị đội lên mức 1,392 tỷ đồng. Với giá bán trên thị trường đang là 1,099 tỷ đồng, chúng tôi đang chịu lỗ gần 300 triệu đồng cho mỗi chiếc Lux A2.0 bán ra, đồng thời vẫn đang hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ về thuế với nhà nước giống như các hãng xe khác trên thị trường”, bà Vân Anh nói.

Có nhiều khách hàng trêu đùa nói rằng, ủng hộ hàng Việt Nam mà mua sản phẩm công ty còn bị lỗ thêm thì mua làm gì. Vậy vấn đề về việc Vinfast bị lỗ dưới góc nhìn kế toán như thế nào?

Trước tiên, cần nói rằng, Vinfast bị lỗ có thể do công suất sản xuất sản phẩm chưa đạt tới mức công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất. Điều đó có nghĩa là, kể cả khi không sản xuất và bán sản phẩm thì Vinfast vốn đã lỗ rồi. Với mỗi sản phẩm bán ra thì Vinfast sẽ bớt lỗ một chút, và tới khi đạt tới điểm doanh thu hòa vốn thì sẽ bắt đầu có lãi.

Absorption costing và variable costing

1. Absorption costing

Kế toán tài chính sử dụng absorption costing trong việc tính giá thành. Điều này có nghĩa là, giá thành của sản phẩm sẽ bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm, bao gồm việc phân bổ các chi phí sản xuất chung.

Trong giá thành xe của Vinfast sẽ có một tỷ lệ lớn giá trị tới từ các chi phí khấu hao tài sản cố định.

2. Variable costing

Trong kế toán quản trị, các chi phí như chi phí khấu hao tài sản cố định và một số định phí khác được doanh nghiệp phân loại là sunk cost. Tức là đây là các chi phí đã phát sinh trong quá khứ và không ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của doanh nghiệp trong tương lai.

Lúc này, để phục vụ công tác quản trị, một số doanh nghiệp áp dụng hệ thống variable costing trong việc tính giá thành sản phẩm. Theo đó, giá thành sản xuất sản phẩm chỉ bao gồm các chi phí biến đổi (biến phí) và không bao gồm các chi phí cố định (định phí).

Logic của phương pháp tính giá thành này nằm ở việc, các khoản chi phí cố định là các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, và phải gánh chịu không phụ thuộc vào các quyết định kinh tế trong tương lai. Đây là các khoản lỗ đã phát sinh và được ghi nhận ngay vào chi phí trong kỳ.

Khi lập kế hoạch sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp chỉ xét tới doanh thu thu được thêm về từ việc bán các sản phẩm này so sánh với chi phí tăng thêm để sản xuất sản phẩm. Nếu doanh thu tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm thì doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất thêm sản phẩm.

Áp dụng đối với trường hợp của Vinfast, mặc dù khi áp dụng absorption costing thì doanh nghiệp bị lỗ, nhưng khi áp dụng variable costing thì doanh nghiệp thực chất có thể có lãi trên các sản phẩm sản xuất.

Vậy nên, lãi hay lỗ còn dựa trên góc nhìn và cách tiếp cận của doanh nghiệp cho từng mục đích.

Một số khóa học nổi bật

Subscribe
Notify of
guest

2 Bình luận
Oldest
Newest
Inline Feedbacks
View all comments